Cọc tiếp địa thép mạ đồng
Cọc tiếp địa thép mạ đồng là gì? Chọn loại nào chất lượng tốt? Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức hữu ích.
Cọc tiếp địa thép mạ đồng là gì?
Cọc tiếp địa thép mạ đồng là một loại cọc tiếp địa sử dụng thi công hệ thống tiếp địa. Chất liệu loại cọc này được làm bằng thép. Bên ngoài được mạ một lớp đồng. Độ dày của lớp mạ tùy thuộc vào yêu cầu của đơn vị chủ đầu tư. Thông thường lớp mạ dầy 25 Micron. Một đầu của cọc tiếp địa được vót nhọn để thuận lợi cho việc đóng xuống đất. Một số loại cọc thép mạ đồng được tiện đầu ren 2 đầu. Việc làm này mục đích để tạo thuận lợi cho việc nối cọc.
Tại sao nên lựa chọn cọc tiếp địa thép mạ đồng
Cọc tiếp địa thép mạ đồng vừa đảm bảo được điện trở của điện cực tiếp địa tương đương như cọc đồng nguyên chất. ( Do nguyên lý dẫn sét theo bề mặt tiếp xúc ). Hơn nữa giá thành của loại cọc này rẻ hơn nhiều so với cọc đồng. Do vậy hiện nay cọc thép mạ đồng được lựa chọn rộng rãi bởi các đơn vị thi công. Ngoài ra loại cọc này cũng đảm bảo được tính thẩm mỹ. Lớp mạ bền, bóng đẹp, bắt mắt.
Vai trò của cọc tiếp địa
Cọc tiếp địa đóng vai trò là điểm cuối cùng để giải phòng nguồn năng lượng sét. Nếu như cọc chất lượng kém, khả năng thoát sét của cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta đã biết hệ thống tiếp địa bao gồm các cọc tiếp địa đóng thẳng hàng. Và chúng kết nối với nhau bởi dây cáp đồng. Nếu như chỉ cần 1 trong các cọc gặp vấn đề thì cả hệ thống cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, vai trò của cọc tiếp địa là rất quan trọng.
Nên lựa chọn cọc tiếp địa thép mạ đồng như thế nào?
Điểm quan trọng nhất của cọc mạ đồng là lớp mạ đồng. Lớp mạ này đảm bảo về điện trở kháng của cọc và hệ thống tiếp địa. Vì vậy chúng ta cần lựa chọn những loại cọc tiếp địa có lớp mạ bền, được đóng gói cẩn thận trong lớp nilon cứng. Việc đóng gói cẩn thận sẽ giúp lớp mạ cọc không bị oxi hóa. Ngoài ra cọc tiếp địa cần đảm bảo được độ cứng cơ học. Khi thi công đóng cọc tiếp địa sẽ không bị cong, gẫy. Đường kính cọc thép mạ đồng thường là D16, chiều dài 2.4m. Nên lựa chọn loại cọc có đầu ren để dễ dàng nối cọc đối với trường hợp khoan giếng tiếp địa.
Hiện nay thì cọc thép mạ đồng tiếp địa của Ấn Độ đáp ứng được gần như các tiêu chí trên. Các thương hiệu cọc Ấn Độ như Super Impex, Ramratna, có lớp mạ bóng, bền đẹp.
Phương pháp thi công cọc tiếp địa thép mạ đồng
Bước 1: Định vị vị trí cọc tiếp địa. Kiểm tra tính chất đất tại nơi đóng cọc.
Bước 2: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất. Đảm bảo tránh các công trình ngầm như cáp ngầm, hệ thống ống nước. Trường hợp thông thường đào rãnh có độ sâu từ 600-800mm, rộng 300-500mm. Trường hợp đất có điện trở suất đất cao hoặc diện tích hạn chế thì đào giếng. Đường kính giếng từ 50-100mm, sâu 15-40m, tùy độ sâu của mạch nước ngầm.
Bước 3: Đóng cọc tiếp địa Super Impex. Khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Trước khi đóng cọc đổ hóa chất làm giảm điện trở suất đất. Hóa chất hút ẩm, trở thành dạng keo bao quanh điện cực. Từ đó làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất.
Bước 4: Lắp đặt dây thoát sét. Có thể sử dụng dây cáp đồng hoặc băng đồng 25x3mm. Rải dây cáp dọc theo rãnh đã đào. Liên kết các cọc và dây dẫn bằng mối hàn. Trường hợp đào giếng thì cọc được liên kết thẳng với cáp rồi thả sâu xuống đáy giếng.
Bước 5: Lắp đặt hố kiểm tra điện trở suất đất tại vị trí có cọc trung tâm. Đảm bảo mặt hố ngang với mặt đất. Kiểm tra toàn bộ lần cuối các mối hàn.
Bước 6: Lấp đất vào hố, rãnh và nện chặt, hoàn trả mặt bằng.
==================> Video thi công hệ thống tiếp địa đạt chuẩn
Đơn vị phân phối cọc tiếp địa uy tín
Công ty TNHH Khoa Học Ứng Dụng AMB Việt Nam là đơn vị phân phối cọc thép mạ đồng Ấn Độ chính hãng với giá tốt nhất thị trường. Quý khách hàng xin liên hệ Hotline của chúng tôi để nhận được báo giá tốt nhất
Hotline: 0975 008 163 / 0977 059 755
Email: Congtyambvietnam@gmail.com