Gọi đặt hàng
0977.059.755
Gọi tư vấn
0975.008.163
Cọc tiếp địa là một sản phẩm không thể thiếu trong một hệ thống chống sét tiếp địa.
Trong hệ thống chống sét, cọc tiếp địa đóng vai trò là điện cực tiếp địa. Chúng giúp giải phóng năng lượng sét vào đất sau khi được hấp thụ vào kim thu sét. Với hệ thống chống sét hiện đại, vai trò của cọc tiếp địa cực kỳ quan trọng. Vì kim thu sét hiện đại sẽ chủ động thu sét trong phạm vi bán kính bảo vệ lớn. Nếu như hệ thống tiếp địa không tốt thì đôi khi lại có tác dụng ngược. Vì sét thu về sẽ không được giải phóng triệt để. Do đó dẫn đến sinh ra xung sét ngược gây hỏng thiết bị.
Có nhiều cách phân loại cọc tiếp địa.
Theo chất liệu thì có thể chia ra:
Bước 1: Xác định vị trí cọc tiếp địa. Kiểm tra địa chất tại nơi đóng cọc.
Bước 2: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp địa. Đảm bảo không gây ảnh hưởng các công trình ngầm như cáp ngầm, hệ thống ống nước. Trường hợp thông thường đào rãnh có độ sâu từ 600-800mm, rộng 300-500mm. Trường hợp đất có điện trở suất đất cao hoặc diện tích hạn chế thì đào giếng. Đường kính giếng từ 50-100mm, sâu 15-40m, tùy độ sâu của mạch nước ngầm.
Bước 3: Đóng cọc tiếp địa Ramratna. Khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Trước khi đóng cọc đổ hóa chất làm giảm điện trở suất đất. Hóa chất hút ẩm, trở thành dạng keo bao quanh điện cực. Từ đó làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất.
Bước 4: Lắp đặt dây thoát sét. Có thể sử dụng dây cáp đồng M70 hoặc băng đồng 25x3mm. Rải cáp đồng dọc theo rãnh đã đào. Liên kết các cọc và dây dẫn bằng mối hàn hóa nhiệt. Trường hợp đào giếng thì cọc được liên kết thẳng với cáp rồi thả sâu xuống đáy giếng.
Bước 5: Lắp đặt hố kiểm tra điện trở suất đất tại vị trí có cọc trung tâm. Đảm bảo mặt hố ngang với mặt đất. Kiểm tra toàn bộ lần cuối các mối hàn.
Bước 6: Lấp đất vào hố, rãnh và nện chặt, hoàn trả mặt bằng.