Chống sét cho tàu thủy
Tại sao lại cần chống sét cho tàu thủy?
Giông bão, sét đánh là một trong những nỗi kinh hoàng đối với các con tàu và thủy thủ đoàn khi di chuyển qua những vùng biển lớn. Chúng ta có thể hình dung những cảnh tượng kinh hoàng ấy trên những bộ phim bom tấn của Hollywood. Vậy làm thế nào để hạn chế được những rủi ro như vây. Một phương án đơn giản nhưng hiệu quả tối ưu là lắp đặt một hệ thống chống sét tiếp địa hiện đại trên chính những con tàu đó.
Sự cần thiết của hệ thống chống sét trên tàu thùy:
– Bảo vệ tàu, các tài sản giá trị trên tàu khỏi tác động của sét đánh trực tiếp.
– Bảo vệ các thiết bị điện và thiết bị thông tin liên lạc trên tàu.
– Bảo vệ được tính mạng và đảm bảo sự an toàn cho thủy thủ đoàn và hành khách trên tàu.
Lắp đặt hệ thống chống sét cho tàu thủy như thế nào?
Đối với những hệ thống chống sét tiếp địa thông thường, dòng sét sẽ được thu từ kim thu sét và được dẫn xuống hệ thống tiếp địa là đất. Vậy thì vấn đề đặt ra là: bãi tiếp địa trên tàu sẽ nằm ở đâu?
Câu trả lời cho vấn đề này tưởng chừng hóc búa nhưng lại vô cùng đơn giản. Chính nước biển là một bãi tiếp địa khổng lồ. Chính vì vậy, vấn đề còn lại của hệ thống chống sét trên tàu là dẫn được dòng sét từ điểm đón sét xuống đến biển.
Các bước triển khai hệ thống chống sét trên tàu:
Bước 1: Lắp đặt kim thu sét.
Chúng ta vẫn cần 1 kim thu sét hiện đại theo nguyên lý tia tiên đạo sớm. Chúng ta nên lựa chọn những thương hiệu nối tiếng, có uy tín. Ở đây chúng tôi muốn đề xuất dòng kim thu sét của Úc, đó là kim thu sét Stormaster của hãng LPI. Đây là dòng kim thu sét đã được kiểm định theo tiêu chuẩn IEC 62561-2 và NFC 17-102. Với nguyên lý phát tia tiên đạo sớm, kim thu sét Stormaster sẽ chủ động thu sét trong vùng bán kính bảo vệ và dẫn sét xuống nước biển thông qua các dây thoát sét. Kim thu sét sẽ được đặt trên ống trụ đỡ cao từ 3-5m. Kim thu sét Stormaster có bán kính bảo vệ từ 38 – 107m.
Hình ảnh kim thu sét Stormaster:
Bước 2: Lắp đặt hệ thống ” Tiếp địa “
Như đã nói ở trên, chúng ta coi biển là một bãi tiếp địa khổng lồ. Chúng ta sẽ dẫn sét từ kim thu sét xuống biển bằng cáp thoát sét. Có thể dùng cáp đồng có tiết diện M50 trở lên. Hoặc ở đây chúng tôi đề xuất sử dụng một loại cáp đặc chủng của hãng LPI, đó là cáp HVSCPLUS-PM. Đây là dòng cáp chống nhiễu nhằm hạn chế xung sét có thể bị lan ra các thiết bị khác.
Ở bước này chúng ta nên kết nối tất cả các kết cấu dẫn điện trên tàu xuống cùng 1 điểm. Điểm đó sẽ là một tấm tiếp đất được lắp đặt ở đế tàu và đặt ở dưới mực nước biển. Ý nghĩa của việc này là chúng ta sẽ hạn chế được các hiện tượng phát tia lửa điện, cháy,…
Dây cáp thoát sét được kết nối với tấm tiếp đất bằng mối hàn hóa nhiệt Golweld. Mối hàn hóa nhiệt sẽ đảm bảo được tính kết nối giữa các yếu tố trong hệ thống tiếp địa.
Xem cách hàn hóa nhiệt tại đây
Bước 3: Lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền.
Hệ thống chống sét trực tiếp có thể bảo vệ được tác động trực tiếp có thể gây ra hỏng hóc, nguy hiểm lớn đối với tàu thủy nhưng nó không đảm bảo toàn bộ những xung sét đã được triệt tiêu hoàn toàn. Đối với những thiết bị nhạy cảm trên tàu như radio, thiết bị định vị…cần được bảo vệ thêm bởi hệ thống chống sét lan truyền. Thiết bị này được đấu nối trước thiết bị và triệt tiêu những xung sét trên đường nguồn xuống bãi tiếp địa ( Biển ). Chúng ta có thể dùng thiết bị chống sét lan truyền Otowa của Nhật Bản. Đây là thương hiệu hàng đầu của Nhật Bản về lĩnh vực này. Ngoài ra thì còn rất nhiều hãng khác như LPI, OBO, Schneider…
Với 3 bước trên, chiếu tàu thủy của bạn đã được bảo vệ gần như tuyệt đối trước tác động của sét.
Chống sét AMB là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chống sét tiếp địa. Chúng tôi đã có kinh nghiệm thi công cho rất nhiều lĩnh vực. Từ nhà xưởng, nhà dân đến kho xăng dầu, trạm viễn thông….
Các đơn vị có nhu cầu lắp đặt hệ thống với chi phí tốt nhất, chất lượng đảm bảo nhất xin liên hệ:
Hotline: 0975.008.163 / 0977.059.755